Hướng dẫn kỹ thuật

Hướng dẫn sử dụng máy làm đá viên

06/07/2016 4252

Mùa hè nắng nóng là lúc nhu cầu sử dụng nước đá, đồ uống giải khát tăng mạnh. Nhiều đơn vị kinh doanh phải tự tìm cách sản xuất đá viên bằng ngăn đá tủ lạnh, nhưng cách làm này không khả thi vì dẫn đến tình trạng động cơ máy hoạt động quá tải, không thể tự ngắt, dễ bị hư hỏng, làm tiêu hao một lượng điện năng rất lớn. Điều này ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, quán bar, karaoke, quán café, giải khát, sữa đá…Do đó, việc cân nhắc sử dụng một chiếc máy làm đá viên là một giải pháp tối ưu. Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tới 60% chi phí so với việc mua đá viên bên ngoài và chủ động được nguồn đá viên sạch chất lượng ngay tại đơn vị kinh doanh

FNB chúng tôi cung cấp máy đá viên, máy đá vảy của các hãng Ice-O-Matic , Scotsman,… với hiệu quả sử dụng cao, chất lượng đá sạch, không bị nhiễm khuẩn. Hôm nay chúng tôi xin hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy làm đá viên đúng cách đem lại hiệu quả tốt nhất

máy làm đá viên

Máy làm đá viên của hãng Ice-O-Matic

 

Xem thêm >> Ice O Matic nhà sản xuất máy làm đá hàng đầu thế giới

 

 

1. Chu trình khởi động máy

  -  Mở van/vòi nước và bật công tắc điện.

  - Đèn led màu xanh lá cây sẽ được cấp điện và nhấp nháy trong 40 giây.

  - Trong chu trình khởi động, các bộ phận hoạt động gồm có:

     + Van gas nóng

     + Van xả nước

     + Bơm nước

     + Van solenoid hỗ trợ xả đá (đẩy)

2. Chu trình làm đông

  1- Sau chu trình khởi động, máy sẽ chuyển trực tiếp sang chu trình làm đông, khi đóc các bộ phận sau được kích hoạt:

   +  Van cấp nước

   +  Máy nén

   + Động cơ quạt (hoạt động liên tục trong 3 phút đầu tiên)

  2- Các đèn led được kích hoạt gồm:

   + Đèn báo hiệu thiết bị được cấp điện

   +  Đèn báo hiệu thiết bị đang hoạt động (đèn sáng liên tục)

 3- Nước đi vào thùng chứa nước qua van solenoid cấp nước cho tới khi đạt mức tối đa trong thùng chứa, được kiểm soát bởi cảm biến mực nước.

 4- 30 giây sau, bơm nước sẽ khởi động.

 5-  Sau một vài phút (3-5 phút) từ khi bắt đầu chu trình làm đông, van solenoid cấp nước sẽ được kích hoạt lại trong một vài giây để làm đầy lại thùng chứa nước để làm giảm khả năng hình thành đá vụn.

 6- Cùng lúc, cảm biến giàn nóng sẽ bắt đầu truyền dòng điện tới bo mạch, giữ cho động cơ quạt hoạt động ở chế độ On/Off hoặc hoạt động liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ giàn nóng.

Lưu ý: Không tháo nắp giàn lạnh vì khi đó, thiết bị sẽ tắt theo chế độ “Thùng chứa đá đã đầy”

7- Máy sẽ tiếp tục chu trình làm đông, đá sẽ dần dầy lên cho tới khi hai tấm kim loại của cảm biến độ dày đá bị che bởi nước chảy qua mặt trên của tấm đá.

8- Khi điện được truyền tới bo mạch liên tục qua các tấm kim loại của cảm biến độ dày đá trong khoảng thời gian lâu hơn 6 giây, thiết bị sẽ chuyển sang chu trình trước xả đá hoặc chuyển trực tiếp sang chu trình xả đá, theo:

  + Động cơ quạt ở chế độ tắt hay bật trong chu trình làm đông trước đó.

Tăng nhiệt độ đóng của cảm biến giàn nóng lên 38oC (động cơ quạt tắt) và tang thời gian làm đá thêm 30 giây, sau đó chuyển sang chu trình xả đá.

  + Động cơ quạt luôn vận hành trong chu trình làm đông trước đó

Chuyển thẳng sang chu trình xả đá.

 9- Lần làm đông đầu tiên sẽ kéo dài khoảng 13-17 phút.

Thời gian làm đông sẽ dài hơn nếu nhiệt độ trên 25oC và sẽ ngắn hơn nếu nhiệt độ dưới 25oC.

Thời gian hoàn thành chu trình trung bình khoảng 15 phút.

3. Chu trình xả đá

 1- Các bộ phận hoạt động trong chu trình xả đá:

   +  Van gas nóng

   +  Van solenoid hỗ trợ xả đá (đẩy)

   +  Van xả nước/lọc

   +  Bơm nước trong 6 giây đầu của mỗi chu trình và trong toàn bộ thời gian xả đá sau mỗi 6 chu trình.

   + Máy nén

Và cả 2 đèn led báo:

 + Thiết bị được cấp điện

 + Thiết bị đang hoạt động

 2- 30 giây sau khi bắt đầu chu trình xả đá, van solenoid cấp nước được cấp điện trong 10 giây để cấp nước sạch vào thùng chứa nước trong khi bơm nước vẫn đang hoạt động.

 3- Đông cơ quạt vẫn tắt trừ khi cảm biến nhiệt giàn nóng tang quá 38oC (cài đặt tương tự đối với kết thúc chu trình xả đá).

 4- Khi tấm đá rơi xuống từ giàn lạnh, công tắc từ được kích hoạt để chuyển tín hiệu tới bo mạch để bắt đầu lại một chu trình làm đông mới.

 5- Quan sát đợt xả đá ban đầu và kiếm tra kích cỡ của viên đá. Nếu cần điều chỉnh, chỉ cần xoay ốc vít điều chỉnh như hình dưới (đoạn nối giữa các viên đá phải khoảng 2-3mm).

Vị trí của ốc vít này sẽ quyết định khoảng cách giữa các lưỡi gà của cảm biến và dàn lạnh để giữ các viên đá có độ dày thích hợp.

Lưu ý: Loại máy này sản xuất một “tấm đá”, sẽ vỡ ra khi rơi xuống thùng chứa. Việc cài đặt cảm biến độ dày để đạt được từng viên đá rời có thể làm máy vận hành không chính xác.

 6- Quan sát đợt xả đá thứ hai và thứ 3. Kiểm tra kích thước và hình dạng đá đã đúng yêu cầu chưa. Tại những khu vực có vấn đề về nước, nên có thiết bị lọc hoặc thanh trùng nước.

Lưu ý: Nếu nước quá mềm, thì cảm biến độ dày đá “khử khoáng” có thể không nhận biết được nước chảy trên lưỡi gà, do đó sẽ không chuyển thiết bị sang chu trình xả đá. Một hệ thống an toàn nằm bên trong  bo mạch sẽ bật thiết bị ở chế độ xả đá mỗi khi quá trình làm đông kéo dài hơn 30 hoặc 40 phút.

 7- Kiểm tra hoạt động của công tắc từ bằng cách mở mặt dưới của tấm nhựa nghiêm khoảng trên 30 giây. Thiết bị phải tắt khi thùng chứa đá đầu. Thả tay và máy phải khởi động lại chu trình làm đông trong một vài giây sau khi đã qua 3 phút trễ.

 8- Lắp lại các tấm panel và ốc vít đã tháo trước đó

 9-  Hướng dẫn cụ thể cho người vận hành.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách sử dụng, vận hành máy làm đá viên. Về cơ bản máy làm đá viên của các hãng là giống nhau. Nên các bạn hiểu nguyên tắc hoạt động thì sẽ biết cách sử dụng các loại máy làm đá viên khác nhau